Friday, July 28, 2023

Cách bố trí dàn loa karaoke trong gia đình nhiều người chưa biết

 Chất lượng âm thanh của dàn karaoke phát ra hay không phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố là cách lắp đặt âm thanh chính xác. Vậy cùng Việt Hưng Audio tìm hiểu cách bố trí dàn loa karaoke trong gia đình chuẩn và chính xác nhất nhé!

Cách bố trí dàn loa karaoke trong gia đình chuẩn

Cách bố trí dàn loa karaoke trong gia đình chuẩn và chính xác nhất

Để có thể lắp dàn karaoke chuẩn chất lượng thì bạn cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Chọn loa có mức công suất phù hợp với không gian lắp đặt

Đầu tiên bạn cần xác định không gian lắp đặt loa để có thể lựa chọn được loại loa có mức công suất phù hợp. Không gian lắp đặt cần thoáng một chút; phòng có thể cách âm, chứ ít khe hở tránh âm thanh lọt ra bên ngoài. Dưới đây là 1 số mức công suất của loa phù hợp với từng diện tích căn phòng bạn nên tham khảo.
  • Đối với những phòng có diện tích từ 25 m2 trở xuống thì bạn nên chọn loa có công suất từ 100W đến 150W.
  • Đối với căn phòng có diện tích từ 25 đến 50m2 thì bạn nên chọn những loa có công suất từ 150W đến 200W.
  • Đối với các căn phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 thì bạn nên chọn các loại loa có công suất từ 300 m2 trở lên.

Bước 2: Xác định vị trí sẽ đặt loa treble- Cách bố trí dàn loa karaoke trong gia đình

Đây là loại loa sẽ cung cấp âm thanh ở tần số cao. Nó có tác dụng điều chỉnh âm bổng của 1 bài hát. Khi lắp đặt loại loa này bạn không nên đặt loa ở dưới đất. Mà bạn nên treo trên giá 2 bên hoặc đặt lên trên 1 bệ đỡ nghiêng vào nhau. Góc nghiêng của loa đạt dưới 15 độ và độ cao từ đáy loa cách mặt sàn 2 mét. Vì loa phát ra âm thanh ở tần số cao với cách lắp đặt đó thì bạn sẽ nghe được âm thanh chuẩn nhất.

Xem thêm: Ứng dụng của loa âm trần trong các hệ thống âm thanh

Bước 3: Xác định vị trí lắp đặt loa sub ( loa siêu trầm )

Loa siêu trầm là loại loa bắt buộc có trong dàn âm thanh. Loại loa này đại điện cho âm thanh ở dải tần số thấp. Dù để phân biệt loại âm này rất khó. Nhưng nếu không có thì âm thanh của dàn loa phát ra sẽ không còn hay nữa. Cũng giống với các loại loa khác thì âm thanh của loa sub phát ra sẽ có sự cộng hưởng. Nếu hỏi đặt loa sub ở vị trí nào sẽ cho âm thanh hay nhất thì rất khó xác định. Vì mỗi vị trí trong 1 căn phòng sẽ cho một âm thanh khác nhau. Do đó, bạn cần xác định vị trí lắp đặt chính xác.

[caption id="attachment_48808" align="aligncenter" width="700"] Vị trí lắp đặt loa sub chuẩn[/caption]

Vị trí lắp loa chính xác sẽ cho âm thanh to, chính xác và rõ ràng. Bạn có thể lắp loa sub nằm bên trái, bên phải, nằm giữa nhưng phía trước loa không nên có vật cản. Hơn nữa, bạn không nên đặt loa ở góc tường và phải bảo đảm phù hợp với cả phòng.

Xem thêm: Một số tiêu chí khi lựa chọn hệ thống truyền thanh

Bước 4: Xác định đỉnh âm ( điểm ngọt âm thanh )

Đỉnh âm là vị trí sẽ cho âm thanh trong nhất, không có tiếng ồn, rè và bị vang. Để xác định được đỉnh âm bạn cần thực hiện 1 số bước sau:
  • Đầu tiên chuyển đổi vị trí ngồi nghe để xác định vị trí âm thanh phát ra hay nhất. Lưu ý khoảng cách giữa 2 loa không được lắp quá gần cũng như quá xa. Khoảng cách lý tưởng 2 loa là 1m7.
  • Tiếp đến, xác định đỉnh âm. Loa đặt càng xa tường ở phía sau lưng bạn sẽ càng cảm nhận được âm thanh có chiều sâu.
  • Đặt loa ở vị trí cân bằng sao cho âm thanh có độ tập trung cao, âm thanh sâu.

Bước 5: Chọn vị trí thuận tiện lắp đặt dàn âm thanh karaoke

Bạn nên chọn vị trí sao cho mọi người hát, nhảy và di chuyển không làm xê dịch vị trí loa. Bạn nên chọn vị trí thoáng để tránh các thiết bị bị nóng chảy, cháy chập. Bạn cũng không nên đặt dàn karaoke tại các vị trí có khả năng cộng hưởng cao. Như góc nhà, cầu thang,... Vì nó sẽ làm gây méo tiếng và âm thanh vị phản xạ gây vang. Hoặc khi lắp các loa bạn không nên đặt sát tường mà cần phải lắp cách tường từ 40 đến 50 cm.

Trên đây là cách bố trí dàn loa karaoke trong gia đình chuẩn và chính xác nhất. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn có thể thưởng thức được âm thanh chất lượng nhất.

Thursday, July 20, 2023

Những lỗi thường gặp khi sử dụng loa karaoke gia đình

 Karaoke gia đình đã trở thành một hoạt động giải trí phổ biến trong mọi gia đình hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng loa karaoke gia đình, có một số vấn đề thường gặp phải mà không phải ai cũng biết cách khắc phục. Trong bài viết này, Việt Hưng Audio cùng bạn tìm hiểu Những lỗi thường gặp khi sử dụng loa karaoke gia đình và cách khắc phục chúng. 

1. Loa không phát ra âm thanh 

Loa không phát ra âm thanh là lỗi thường gặp nhất trong các dàn karaoke tại nhà. Có thể khi mua ở quán bạn đã thử mọi thứ vẫn ổn nhưng khi về nhà hoặc sau một thời gian sử dụng thì không còn nghe tiếng nữa. Nguyên nhân có thể là loa chưa được kết nối với amply hoặc cụ đẩy công suất đã kết nối nhưng dây nguồn bị lỏng, rò rỉ hay bị chuột cắt đứt…

Trong trường hợp này bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần kiểm tra lại dây kết nối nguồn giữa loa và amply hoặc cục đẩy công suất. Nếu chưa kết nối thì gắn vào còn nếu dây bị hư hỏng, đứt hay lỏng thì chỉnh sửa lại là xong. Bạn nên kiểm tra dây nối cẩn thận trước khi mua vì có những sản phẩm bị lỗi trước đó về nhà mình mới biết.

2. Mất tiếng hát từ Micro

Mất âm thanh không chỉ xảy ra với loa mà còn thường xuyên gặp phải ở micro nữa. Cụ thể là dàn karaoke vẫn phát ra nhạc nhưng micro lại không có tiếng. Mà tình trạng này diễn ra do nhiều nguyên nguyên nhân khác nhau như:

  • Đối với micro không dây thì bị hết pin, biểu hiện là phần màn hình trên thân mic không sáng. Hoặc tần số giữa micro và đầu thu không tương thích với nhau.
  • Đối với micro có dây là do đầu nối giữa mic và amply hoặc vang số bị hỏng, hư hoặc đứt.
  • Bộ thu đang để âm lượng ở chế độ mute.

Để khắc phục vấn đề này, đầu tiên bạn kiểm tra pin, dây nối, âm lượng và tần số. Nếu tất cả chúng đều không có vấn đề gì thì có thể nằm ở đầu capsule. Hỏng đầu capsule thì bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài đem ra hãng kiểm tra và sửa.

Dàn karaoke cao cấp VIP VS-S06

3. Mất tiếng nhạc, nhưng còn tiếng Micro

Cũng có những lúc micro hoạt động bình thường nhưng lại không có tiếng nhạc. Điều này xảy ra nhiều khi chúng ta không chú ý âm lượng đang ở chế độ mute.

Tuy nhiên với những trường hợp âm lượng to nhưng vẫn không có tiếng nhạc thì vấn đề nằm ở cổng kết nối đầu phát. Trên đầu phát thường có nhiều cổng, chúng ta cần cắm đúng dây hoặc chọn đúng chế độ. Bạn cũng nên kiểm tra đường truyền tín hiệu ở amply để xem có bị hư không.

Để khắc phục vấn đề này, đầu tiên là tăng âm lượng. Nếu không được thì chỉnh lại các đầu nối đsung theo vị trí quy định. Bạn có thể đọc lại hướng dẫn sử dụng để biết rõ hơn.

4. Lỗi chỉ phát âm thanh ra một bên loa 

Một dàn âm thanh karaoke thường có ít nhất 2 loa, nhưng có lúc lại chỉ có 1 bên phát ra âm thanh và bên còn lại không có tiếng. Điều này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như:

  • Đầu tiên, dây loa bị hỏng hoặc sử dụng lâu ngày bị đứt.
  • Thứ hai, có thể không liên quan đến dây loa mà do cầu chì bị đứt. Khi đầu ra bị chập và quá tải thì cầu chì dễ bị đứt đột ngột, gây ra tình trạng một bên loa bị mất tiếng.
  • Thứ ba, trong quá trình sử dụng bị quá tải, mạch bảo vệ trong amply sẽ hoạt động để bảo vệ hệ thống gây ra mất một bên loa bị mất âm thanh.
  • Cuối cùng, có thể do amply để lây ngày không sử dụng khiến hệ thống bên trong bị ẩm mốc gây ra hư hỏng.

Để khắc phục vấn đề này, đầu tiên hãy thử sấy máy một lúc để loại bỏ hết hơi ẩm (nếu có) trong amply. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài thì tắt toàn bộ thiết bị một lúc để cho nó nguội rồi khởi động lại. Nếu lâu ngày không dùng thì mở lên để một lúc sau đó mới sử dụng.

Khi đã làm 2 cách trên mà vẫn không dùng được thì bạn hãy mang đến hãng hoặc các tiệm chuyên sửa chữa máy móc.

dàn karaoke siêu khủng
dàn karaoke siêu khủng

5. Tiếng hát bị méo 

Một vấn đề khác thường gặp khi sử dụng lao karaoke gia đình là tiếng hát bị méo. Nguyên nhân có thể do micro bị hỏng hoặc chất lượng file nhạc kém.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể kiểm tra và thay thế micro hỏng hoặc tìm kiếm các file nhạc chất lượng cao hơn.

6. Tiếng vang hoặc tiếng reo 

Tiếng vang hoặc tiếng reo có thể do phòng hát quá to, không có đệm âm hoặc không có bộ lọc tiếng ồn.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thêm đệm âm vào phòng hát, sử dụng bộ lọc tiếng ồn hoặc giảm âm lượng của loa.

7. Thiếu tiếng bass hoặc treble

Thiếu tiếng bass hoặc treble do cấu hình âm thanh không đúng không đúng hoặc loa không có chức năng cân bằng âm thanh.

Để khắc phục điều này, bạn có thể tinh chỉnh cấu hình âm thanh hoặc sử dụng loa có chức năng cân bằng âm thanh.

Trên đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng loa karaoke gia đình và cách khắc phục chúng. Nếu bạn gặp phải vấn đề khác liên quan đến loa karaoke gia đình, hãy liên hệ với chúng tôi qua website để được kỹ thuật viên hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.