Wednesday, December 9, 2020

Các yếu tố cần chú ý khi chọn loa karaoke

 1. Độ nhạy

Độ nhạy là yếu tố cực kì quan trọng và ảnh hưởng đến độ lớn mà loa của bạn có thể phát ra, đồng thời thể hiện ngưỡng làm việc của loa. Đây cũng là một yếu tố quyết định khả năng phối hợp giữa loa và amply. Loa có độ nhạy càng cao, càng đỡ hao công suất amply.

2. Công suất của loa

Công suất của loa có 2 dạng là công suất đỉnh (PMPO) và công suất định mức (RMS). Công suất đỉnh là công suất tối đa mà chiếc loa của bạn có thể lên được trong một thời gian ngắn, bên cạnh đó công suất đinh mức là ngưỡng hoạt động thông thường, phát liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của loa. Hai thông số này rất khác nhau. Bạn cần phân biệt rõ, tránh tình trạng nhầm lẫn về công suất làm việc thực tế của loa.
Với dàn âm thanh nghe nhạc hay karaoke gia đình, bạn chỉ cần trang bị 2 loa mỗi loa  có công suất tầm 150W, phối ghép thích hợp với amply là đã có thể đáp ứng cho không gian phòng 25-40m2. Còn những dòng loa từ 1000W trở lên, được sử dụng cho phòng kinh doanh karaoke, không gian lớn, các buổi biểu diễn, sân khấu ngoài trời… là chủ yếu. Chính vì vậy, hãy sáng suốt để lựa chọn cho mình những mẫu loa vừa phải, phù hợp không gian.

3. Độ ồn của môi trường và độ ồn của loa 
Mỗi môi trường đều có độ ồn nhất định do các yếu tố như không gian phòng, vật dụng trong phòng, số lượng người… Bên cạnh đó, mỗi loa cũng đều có độ ồn của riêng mình. 
Để tính toán lắp đặt hệ thống loa cho mỗi không gian phòng hát, bạn sẽ phải ước lượng xem mức độ ồn của không gian đó là bao nhiêu, công với độ ồn của loa, từ đó sẽ tính toán cần độ nhạy của loa thế nào để có thể nghe rõ. 
Thông thường, để âm thanh nghe rõ ràng thì nguồn phát phải cần có cường độ âm lớn hơn môi trường khoảng 6dB, và nếu muốn nghe hay hơn thì mức chênh lệch phải từ 10-20dB. Lưu ý là cường độ âm thanh loa phát ra không thể vượt qua ngưỡng 125 dB, nếu cao hơn tai sẽ bị thương tổn.

4. Đáp tuyến tần số

Loa karaoke đáp tuyến tần số càng rộng, loa càng thể hiện được nhiều dải tần âm thanh, giúp thiết bị nghe được nhiều thể loại nhạc. Tuy nhiên không phải loa nào đáp tuyền tần số cũng rộng. Vì thế, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể yêu cầu, chọn loa mạnh ở dài tần cụ thể như mid, treble hay bass. Ngoài ra, bạn có thể trang bị thêm loa sub, bổ sung thêm về dải âm siêu trầm để thể hiện được trọn vẹn dải tần của âm thanh, mang lại trải nghiệm tốt nhất.

5. Kích thước củ loa

Để thể hiện các dải tần trong âm thanh, loa thường được cấu tạo từ nhiều củ loa nhỏ bên trong. Có 4 loại củ loa phổ biến: Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), midrange (tái tạo dải trung) và sub-woofer (tái tạo dải siêu thấp). Trong đó các loại loa thùng bạn thường thấy thường trong các dàn âm thanh làm sự kiện sẽ bao gồm Tweeter và Woofer là đáp đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản. Loa sub sẽ chỉ có sub-woofer và sẽ đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm, tăng uy lực và độ tinh tế cho dàn âm thanh.

Kích thước của từng củ loa này cũng khác nhau khá nhiều. Ví dụ như các loại Tweeter thể hiện dải tần số cao sẽ cần dao động với tốc độ rất cao, vì vậy kích thước của các củ loa này thường rất bé. Còn Woofer thì trái ngược lại, củ loa cần có kích cỡ đủ lớn để tái hiện âm thanh được mạnh mẽ hơn. Chính vì thế mà người ta thường ưu tiên loa sub với củ loa 5 tấc (bass 50) hơn so với các loại củ loa 4 tấc (bass 40) khi trình diễn âm thanh.

6. Kích thước và trọng lượng loa
Kích thước loa cần phù hợp với không gian phòng của bạn. Yếu tố này không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, nhưng lại quyết định tính thẩm mỹ của bộ dàn. Việc đặt một cặp loa lớn trong căn phòng nhỏ sẽ rất tốn diện tích, mất cân đối. Ngược lại không gian lớn mà loa của bạn quá nhỏ sẽ khiến bộ dàn kém hoành tráng đi rất nhiều.
Về yếu tố trọng lượng, việc bạn đặt loa trên chân đế hay treo tường, hoặc đặt trực tiếp xuống sàn sẽ quyết định nên chọn loa nặng hay nhẹ. Các loại loa trọng lượng cao khi trình diễn, hoạt động sẽ phát âm thanh ổn định, chuẩn xác hơn các loại loa nhẹ.

7. Chất liệu thùng loa

Thùng loa được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Mỗi loại nguyên liệu này lại cho chất âm khác nhau, tùy theo tính chất, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, các tín đồ âm thanh vẫn ưa chuộng sử dụng thùng làm bằng gỗ, loại này được đánh giá mang đến chất âm tốt nhất.

Friday, December 4, 2020

Hướng dẫn sử dụng cục đẩy công suất đúng cách, bền bỉ nhất

 Hướng dẫn sử dụng cục đẩy công suất hiệu quả nhất


Chúng ta hiểu cục đẩy công suất là gì nhưng không biết về cách sử dụng thiết bị thì trong thời gian sử dụng, khó có thể phát huy được tối đa hiệu quả âm thanh đưa ra. Vậy sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng thiết bị âm thanh chuyên dụng này.
Đầu tiên, người dùng cần có những lưu ý cụ thể sau để việc sử dụng thiết bị được tốt hơn. Sau đây là các bước để làm sao sử dụng cục đẩy một cách hiệu quả và bền bỉ nhất:
+ Dây cấp nguồn cho hệ thống cần đủ lớn, tiết diện để đảm bảo truyền tải ổn định, các đầu kết nối chắc chắn.
+ Nối cọc tiếp đất của main trước khi sử dụng.
+ Tắt nguồn trước khi kết nối main với loa và các thiết bị khác.
+ Tránh: nước, lửa, rơi rớt, va đập, đè nén làm hư hỏng main.
+ Thực hiện thận trọng các thao tác với máy để tránh các tình huống bị điện giật
+ Vị trí lắp đặt cục đẩy trong gia đình tốt nhất nên tránh xa khu vực từ trường, các thiết bị nên đặt trên một mặt phẳng cách ly và giảm rung.




+ Hãy chắc chắn tất cả các thiết bị trong hệ thống được kết nối và lắp đặt đúng cách trước khi cấp nguồn sử dụng.
+ Đấu 1+ và 1- với dây tín hiệu loa hát karaoke. Đặc biệt không được chập dây 1+ cùng dây 2+, 1- và 2- đi với nhau. Với các máy có chức năng balance sẽ gây ngắt hoặc hư hỏng cho main.
+ Việc đi dây tín hiệu cần đảm bảo không để quấn vòng cùng hoặc đi song song với dây điện nguồn, đây là một trong những nguyên nhân gây ù nhiễu.
+ Cắm chặt các mối dây nối thật an toàn vào trong các thiết bị main power. Nếu phần kết nối lỏng lẻo, âm thanh sẽ không được phát ra hoặc phát ra không hoàn hảo hoặc bị ù xì, nhiễu.
+ Kiểm tra các nút đảo pha ( nếu có), cùng chế độ chọn parallel, bridge, stereo.
+ Vặn volume về 0 trước khi bật nguồn để tránh hư hỏng loa. Sau khi bật nguồn main thì bạn cần phải chờ khoảng 5 giây sau đó mới vặn volume tăng lên một cách từ từ.
+ Không nên vặn volume ở mức cao nhất, trong trường hợp cần thiết thì nên để volume ở vị trí tiệm cận max (80%-90%) là tốt nhất.


TOP 3 thương hiệu cục đẩy công suất đáng mua nhất
1. Cục đẩy Crown

+ Khi mua cục đẩy, nhiều người mua nghĩ ngay đến thương hiệu Crown. Xuất hiện đã từ lâu trên thị trường, được nhiều khách hàng dành sự quan tâm không chỉ bởi các mẫu sản phẩm nổi bật với sự sang trọng nhờ những thiết kế vẻ ngoài độc đáo, bắt mắt.
+ Nổi bật ở dòng cục đẩy của Mỹ đó là những tính năng chuyên dụng, mang đến những âm thanh được khuếch đại với công suất lớn, góp phần giúp người dùng có được sự thăng hoa khi chơi những ban nhạc rock, nhạc sàn, remix.
+ Để làm được điều đó, nhà sản xuất đã đặc biệt mời về những chuyên gia hàng đầu về âm thanh. Họ đã dành thời gian dài nghiên cứu, thiết kế để đưa vào thiết bị những tính năng có thể mang đến cho người dùng những âm thanh căng đầy, chắc tiếng nhất.



2. Cục đẩy Yamaha

+ Đối với những người dùng chưa hiểu rõ thì đây cũng là dòng cục đẩy công suất nhập khẩu. Các mẫu cục đẩy của hãng được sản xuất bởi thương hiệu hàng đầu Nhật Bản.
+ Nhìn vào thiết bị, ta có thể thấy rõ được sự tỉ mỉ, cẩn thận của người Nhật Bản qua những nét thiết kế thông minh, đậm nét sang trọng.
+ Các sản phẩm của hãng chủ yếu là các mẫu cục đẩy 2 kênh với công suất nhiều mức khác nhau để người dùng có thể chọn mua theo đúng mục đích sử dụng.

3. Cục đẩy AAV

Cục đẩy âm thanh AAV đang là thương hiệu được sử dụng phổ biến hiện nay. Cục đẩy công suất AAV tuy xuất hiện sau nhưng vẫn có vị trí nhất định trên thị trường hiện nay.
Các sản phẩm của cục đẩy AAV được thiết kế bắt mắt, vỏ bọc bên ngoài là thép không rỉ và có độ bền cao. Bên trong thiết bị là cấu trúc mạch hiện đại, linh kiện được lắp ráp có chất lượng cao. Các nút điều chỉnh chế độ có chức năng rõ ràng và dễ sử dụng. Cục đẩy cho âm thanh phát ra đạt chuẩn chất lượng, âm thanh mạnh sẽ, căng tràn và uy lực.
Chất lượng tốt, đủ đạt tiêu chuẩn quốc tế song giá thành các sản phẩm lại rẻ và phù hợp với khả năng tài chính của người tiêu dùng Việt Nam.